Giúp trị nhiệt miệng từ những loại rau thông dụng

Vào hè cũng là lúc chúng ta thường xuyên bị nhiệt miệng, khiến việc ăn uống cũng trở nên khó khăn, vậy bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh khỏi?


Rau diếp cá hiệu quả trong việc trị nhiệt miệng. Ảnh: Witcheskitchen.

Hè đến cũng là lúc chúng ta thường bị nhiệt miệng nhất, vậy bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh khỏi?


Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm gây khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thụ, nếu tiếp tục tình trạng này bệnh nhân sẽ không có đủ vitamin và dinh dưỡng trong chế độ ăn.

Cho đến hiện tại, khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định được những yếu tố nguy cơ gây nên nhiệt miệng như môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic.

Các nguyên nhân làm tổn thương miệng sẽ bao gồm đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng, sử dụng thức ăn nhạy cảm, thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt, phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng, thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực.

Sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế, vậy nên cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh.


Rau húng quế trị nhiệt miệng rất hiệu quả. Ảnh: VTC News.


Bị nhiệt miệng nên ăn gì?


Rau diếp cá

Dùng 100 gram rau diếp cá nhặt bỏ phần già, đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó đem xay nhuyễn rồi uống ngày 2-3 lần sẽ giúp giải nhiệt cơ thể và làm vết loét do nhiệt miệng mau lành hơn.

Bạn cũng có thể dùng 2-6 gram rau diếp cá sắc lấy nước, chia ra uống nhiều lần trong ngày, liên tục trong vài ngày sẽ mau chóng chữa khỏi nhiệt miệng cho bạn.


Lá rau ngót

Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2-3 lần.


Lá húng quế

Lá húng quế tính ấm, chứa tinh dầu, khả năng làm mát máu, giảm đau, kháng viêm, vì vậy rất thích hợp để điều trị nhiệt miệng.

Theo cách làm của dân gian, nhiệt miệng được trị bằng cách rất đơn giản: hái vài lá húng quế, rửa sạch sau đó nhai kĩ và nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày ăn khoảng 6 lần, chia đều các ngày.


Trị nhiệt miệng bằng cà chua

Không chỉ là thực phẩm tuyệt vời cho sức khoẻ, cà chua cũng là một vị thuốc trong y học phương Đông. Với tính bình, vị chua, hơi ngọt, cà chua có tác dụng thanh nhiệt cũng như giải độc hiệu quả.

Để chữa nhiệt miệng, hãy ép cà chua lấy nước, sau đó ngậm nước ép ngày khoảng 4 lần trong ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.



Nguồn sưu tầm


Nhận xét