1. Cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh được biết đến với nhiều tên gọi như: cải xanh, cải đắng, cải canh, cải cay… Nó có tên khoa học là Brassica juncea (L.) Cải bẹ xanh có màu xanh, vị đắng nhẹ, cay mạnh. Loại cải này thường được dùng để luộc, nấu canh hoặc xào, dùng làm rau sống ăn kèm.
2. Công dụng của cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh có lượng calorie thấp nhưng lại nhiều chất xơ cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu như: Vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin K, Axit nicotic, Albumin, Carotenoid,…. Đặc biệt, chúng là nguồn cung cấp vitamin C và K dồi dào. Không chỉ thế, loại cải đắng này còn chứa nhiều hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.
Nguồn vitamin K tuyệt vời
Cải bẹ xanh chứa một lượng vitamin K lớn, đủ cho nhu cầu mỗi ngày của cơ thể.
Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin K sẽ dễ dẫn đến chứng không đông máu hoặc gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim và loãng xương.
Thậm chí, một số nghiên cứu mới đây cho thấy việc thiếu vitamin K có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ suy giảm chức năng não, mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
Tác dụng của cải bẹ xanh đến từ lượng vitamin K tuyệt vời của chúng. Chỉ với một chén cải bẹ xanh (khoảng 56g), bạn đã cung cấp cho cơ thể 120% vitamin K mà cơ thể cần mỗi ngày.
Giúp tăng cường hệ miễn dịch
Ăn rau cải có tốt không? Do cải bẹ xanh chứa một lượng vitamin C dồi dào nên nó cũng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chỉ cần một bát canh rau cải (tương đương 56g rau tươi hoặc 140g rau cải đã nấu chín) có thể cung cấp hơn 1/3 nhu cầu vitamin C cần thiết mỗi ngày.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung đầy đủ vitamin C khi bị cảm lạnh và cúm sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh thành viêm phổi và nhiễm trùng phổi.
Ngoài ra, vitamin A trong cải bẹ xanh cũng giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào T. Đât là một loại tế bào bạch cầu cần thiết để giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch
Trong cải bẹ xanh có các hợp chất có tác dụng kiềm chế cholesterol. Do vậy, nếu ăn rau cải thường xuyên sẽ gián tiếp hỗ trợ tim, tốt cho mạch máu của cơ thể. Ngoài ra, rau cải xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và beta carotene. Những chất này có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển và tử vong do bệnh tim.
Rau cải ăn sống có được không? Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể. Thế nhưng, bạn nên nấu chín cải bẹ xanh để tận dụng tối đa công dụng của chúng. Đặc biệt, khi cải bẹ xanh được chế biến theo cách luộc, hấp thì hiệu quả trong việc giảm lượng cholesterol lớn hơn nhiều lần so với ăn sống.
Ngăn ngừa ung thư
Cải bẹ xanh có chứa một nhóm hợp chất thực vật được gọi là glucosinolates, giúp bảo vệ các tế bào chống lại tổn thương DNA và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Ăn nhiều rau cải có tốt không? Có, ăn một lượng vừa phải cải bẹ xanh mỗi ngày có thể ngăn ngừa được ung thư phổi, dạ dày, ruột kết và buồng trứng.
Giúp mắt sáng khỏe
Ăn rau cải có tốt không? Trong cải bẹ xanh có chứa hai hợp chất là lutein và zeaxanthin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt. Cụ thể, hai hợp chất này giúp bảo vệ võng mạc của chúng ta không bị oxy hóa, cũng như lọc được ánh sáng xanh có khả năng gây hại cho mắt.
Tác dụng của rau cải xanh giúp chống lão hóa và đẹp da
Đối với những loại rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin khá cao. Những vitamin này cung cấp nhiều axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp chống oxy hóa, khiến da dẻ hồng hào và tươi tắn.
Vì vậy, mỗi ngày bạn nên dùng từ 200–300g rau cải bẹ xanh trong khẩu phần ăn để có được sự tươi trẻ, giảm thiểu căng thẳng, stress…
b. Tác hại của cải bẹ xanh
Ăn nhiều rau cải có tốt không? Mặc dù cải bẹ xanh được coi là một loại thực phẩm rất lành mạnh và an toàn. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số phản ứng đối với một số người.
Rau cải xanh có nhiều vitamin K – một loại vitamin giúp đông máu. Vì thế, ăn quá nhiều cải bẹ xanh có thể gây trở ngại cho các loại thuốc làm loãng máu. Thế nên, những người đang điều trị bằng các loại thuốc làm loãng máu không nên ăn.
Ngoài ra, cải bẹ xanh có chứa oxalat. Chất này có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở một số người nếu tiêu thụ một lượng lớn. Vì vậy, những người bị bệnh thận hoặc những người dễ bị sỏi thận nên hạn chế ăn cải bẹ xanh.
3. Chuẩn bị
a. Dụng cụ, đất trồng
Dụng cụ
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị dụng cụ trồng là thùng xốp hoặc các loại khay trồng.
Hiện nay với tình trạng đô thị hóa ngày một phát triển thì diện tích đất ngày một thu hẹp và khả năng được trồng rau trên đất truyền thống rất thấp. Vì vậy đối với những người sống ở phố thì chỉ có thể trồng cây ở sân thượng hoặc hành lang trống.
Do đó thay vì vứt bỏ những cái thùng xốp đã đựng thực phẩm đi thì ta có thể tận dụng nó để trồng rau vừa đở tốn diện tích, chi phí mua khay mới vừa có thể bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
Tuy nhiên đặc biệt nên chú ý rằng phải có lỗ thoát nước, có như vậy thì cây mới có đủ độ thoáng, không bị ngập úng.
Đất trồng
Bạn có thể phối trộn đất theo công thức đơn giản với tỉ lệ 3 đất sạch : 3 phân hữu cơ ( phân trùn quế, phân bò, phân gà, phân hữu cơ …) : 2 giá thể trấu hun : 2 giá thể mụn dừa.
Tuy nhiên nếu bạn quá bận rộn thì để tiết kiệm thời gian và công sức bạn nên sử dụng nguồn đất hữu cơ giàu dinh dưỡng đã qua phối trộn và xử lí dùng cho tất cả các loại rau là đất sạch hữu cơ chuyên dùng cho rau ăn lá.
Sau khi đã trộn đều đất thì bạn cho chúng vào trong thùng xốp hoặc khay trồng. Chú ý không nên quá đầy mà nên dưới miệng thùng 5 – 7 cm để sau khi trồng không bị đổ ra ngoài để chúng ta cũng dễ dàng chăm sóc hơn.
b. Hạt giống
Chọn hạt giống
Có nhiều loại cải xanh khác nhau nhưng khi chọn hạt giống bạn nên biết rõ nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo hạt còn nguyên vẹn để có tỉ lệ nảy mầm cao.
Ngâm và ủ hạt trước khi gieo
Trước khi gieo, bạn nên thực hiện qua bước ngâm hạt để tăng khả năng nảy mầm của hạt giống.
Đầu tiên, bạn cho hạt giống vào một chén nước ấm pha sẵn với tỷ lệ 2 nước sôi : 3 nước lạnh và ngâm từ 3 - 5 tiếng. Sau đó, bạn vớt hạt giống ra rồi cho vào một chiếc khăn vải ẩm để ủ ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời đến khi hạt giống bắt đầu nứt nanh thì đem trồng ra đất.
4. Trồng cải bẹ xanh
Bạn có thể rải hạt giống trực tiếp lên trên mặt đất đã chuẩn bị, rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên, sau đó tưới nước nhẹ nhàng. Hoặc nếu muốn trồng thành hàng thì bạn hãy dùng ngón tay chọc một lỗ nông với khoảng cách giữa các lỗ từ 15 - 20 cm rồi gieo hạt xuống.
Ngoài ra, bạn có thể gieo hạt vào bầu ươm để đến khi cây con mọc được 2 - 3 lá thì di chuyển ra đất để trồng, với cách này sẽ đảm bảo tỷ lệ mọc cao hơn.
Gieo hạt rồi tưới nước nhẹ nhàng
Cải bẹ xanh sinh trưởng tốt ở môi trường thoáng mát, đủ độ ẩm. Vì vậy, khi mới gieo bạn phải đảm bảo hạt giống được đặt ở nơi có che chắn, không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hay bị mưa to làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rau.
Mỗi ngày bạn nên tưới 2 lần vào mỗi sáng sớm và chiều mát. Tránh tưới quá nhiều và tưới buổi tối vì cây dễ bị nấm bệnh.
5. Chăm sóc
Khi cây mọc được 1-2 lá bạn nên tiến hành tỉa bỏ cây bị còi cọc, sâu bệnh để cho cây khác phát triển, 1 lỗ trồng nên từ 1-2 cây con.
Sau khoảng 10 ngày trồng, bạn nên bón phân cho cây bằng phân hữu cơ đã ủ hoai mục như phân trùn, phân gà, phân bò,… hay phân vi sinh để cung cấp các chất cần thiết cho cây con sinh trưởng được tốt.
Đến lúc cây cải bẹ xanh bắt đầu xoè lá thì bạn tiến hành bón thúc lần thứ hai và cứ 7 ngày bạn sẽ bón 1 lần. Căn cứ vào màu sắc, thời gian sinh trường mà chúng ta sẽ tăng, giảm phân bón cho hợp lý.
Khi bón phân bạn hãy kết hợp với vun gốc cho cây để chống đổ ngã, làm sạch cỏ để tránh sâu bệnh.
6. Sâu, bệnh
Trong quá trình sinh trưởng, cây sẽ gặp phải các loại sâu tấn công như: Bọ nhảy, sâu ăn lá, sâu tơ, sâu đục ngọn, bệnh thối bẹ,... do đó bạn cần thường xuyên phun thuốc trừ sâu có nguồn gốc hữu cơ như: Nước cốt tỏi, ớt với nước vo gạo để diệt trừ chúng.
7. Thu hoạch
Sau thời gian trồng từ 30 - 40 ngày, lúc này cây cải bẹ xanh sẽ cao từ 9 - 18 cm thì bạn có thể thu hoạch. Nếu muốn ăn cải bẹ xanh non thì bạn có thể thu hoạch sớm hơn, khi thu hoạch sẽ cắt sát gốc của cây.
Nguồn Tổng hợp
Nhận xét