Trồng sả tại nhà đơn giản

 1. Tổng quan về cây sả

 


Cây sả hay còn được gọi là cỏ sả, hương mao hoặc lá sả, có tên khoa học là Cymbopogon. Loài cây này có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới bao gồm nhiều giống khác nhau như sả Sri Lanka, sả Java, sả hồng, sả dịu…

Về hình thức bên ngoài thì sả được cho là cùng họ với lúa, là cây thân cỏ, sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 1 – 2m, mọc thành bụi dày. Thân rễ tương đối cứng màu trắng hoặc tím tùy theo từng giống khác nhau. Thân rễ được tạo thành từ từng lớp bẹ lá chất chồng lên nhau và đây cũng chính là phần được sử dụng nhiều nhất trong toàn bộ cây sả.

Lá dài, hẹp, có màu xanh đậm, mép lá sờ hơi nhám do đó bạn nên cẩn thận khi chạm đến vì nó có thể gây trầy xướt da. Hoa sả mọc thành cụm gồm nhiều bông nhỏ không cuống có màu nâu cam vươn lên cao trông rất mạnh mẽ.

Tuy nhiên điều đặc biệt làm con người ta dễ dàng ghi nhớ về loài cây dược liệu này là toàn thân nó tỏa ra một hương thơm như chanh vô cùng dịu nhẹ và không bao giờ nhầm lẫn với bất cứ loài cây nào.


 2. Công dụng tuyệt vời của cây sả

 


Theo các nhà khoa học cho biết thì ngoài việc được sử dụng để làm gia vị thì trong cây sả có các thành phần hóa học chính như citronella, citra, geraniol, citronellol… Lại thêm có tính ấm, vị cay nên đây hứa hẹn sẽ là một thực phẩm có rất nhiều tác dụng bổ ích, nhất là trong công tác chữa bệnh.


a. Tốt cho hệ tiêu hóa

Có thể bạn chưa biết, đối với những ai có vấn đề về tiêu hoá, sả sẽ là một loại thuốc từ thiên nhiên cực kì kiếm có thể ngăn sự đầy hơi, kích thích tiêu hoá, khử hôi miệng và tiêu đờm. Bệnh cạnh đó, nó còn có thể chữa trị các chứng buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, co thắt ruột, tiêu chảy hay kích thích trung tiện.

Do đó nếu bạn bị một trong các triệu chứng trên thì chỉ cần bạn kiên trì mỗi ngày uống từ 3 – 6 giọt tinh dầu sả hay một cốc trà sả nóng thì sẽ bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm ngay đấy.


 b. Ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Theo các nhà nghiên cứu cho biết thì trong sả có chứa chất citral, đây là một loại hoạt chất giúp tiêu diệt các tế bào ung thư một cách an toàn mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào khoẻ mạnh khác. Chưa dừng lại ở đó, các nghiên cứu còn cho thấy sả chứa beta-carotene-1 là loại chất chống oxy hóa cũng có khả năng ngăn ngừa ung thư.

Tuy nhiên để giúp sả phát huy công dụng tốt nhất thì bạn nên sử dụng sả làm gia vị cho các món ăn thêm thơm ngon hoặc giã nhuyễn rồi vắt nước uống đều đặn thay cho trà.


c. Giúp sát khuẩn da

Một công dụng đặc biệt sả nữa mà bạn cần biết đó là có thể sử dụng sả để điều trị nhiễm khuẩn vị cầu có hiệu quả hơn các loại thuốc kháng sinh và streptomycin.

Nếu sử dụng sả để tẩy rửa hoặc đắp lên da, vùng da đó sẽ tránh bị nhiễm trùng. Đồng thời, khi ngâm chân trong nước ấm chứa 2 – 3 giọt tinh dầu sả trong 20 phút cũng giúp bạn chữa được bệnh nấm da vô cùng hiệu quả.

Ngoài các công dụng trên thì sả còn có khả năng giúp làm đẹp da, xua đuổi côn trùng, hạ huyết áp, hạ sốt, hỗ trợ giải độc, hỗ trợ rối loạn kinh nguyệt…


 3. Kỹ thuật trồng sả trong chậu đơn giản

 

a. Chuẩn bị chậu, đất trồng

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị dụng cụ trồng tùy theo sở thích và số lượng hom cần trồng. Nếu bạn chỉ trồng 1 vài hom với mục đích làm gia vị thông thường thì có thể chuẩn bị chậu có đường kính 30 – 40cm, nhiều hơn thì có thể sử dụng thùng xốp hay các khay trồng thông dụng.

Về đất trồng thì sả không hề kén đất, vô cùng dễ chịu nên bạn bạn có thể phối trộn đất theo công thức đơn giản với tỉ lệ 3 đất sạch : 3 phân hữu cơ ( phân trùn quế, phân bò, phân gà, phân hữu cơ Bounce Back…) : 2 giá thể trấu hun : 2 giá thể mụn dừa.

Hoặc nếu bạn quá bận rộn thì để tiết kiệm thời gian và công sức bạn có thể sử dụng nguồn đất sạch hữu cơ chuyên dùng cho rau lá đã được phối trộn đủ đầy, trồng cây vô cùng tiện lợi.

Sau khi đã trộn đều đất thì bạn cho chúng vào chậu hay khay trồng. Chú ý không nên quá đầy mà nên dưới miệng thùng 5 – 7 cm để sau khi trồng không bị đổ ra ngoài để chúng ta cũng dễ dàng chăm sóc hơn.


 b. Chuẩn bị hom sả giống

 Có nguồn gốc từ cây hoang dại nên sả đặc biệt rất dễ trồng và nó được trồng rộng rãi khắp nơi nên việc chuẩn bị hom sả giống cũng tương đối đơn giản. Bạn có thể xin tách cây sả trực tiếp từ các bụi lớn nếu có hoặc cây sả mua từ chợ để trồng.

Tuy nhiên cần chọn những cây sả còn giữ được phần gốc già bên trong không bị giập gãy hay héo, thối và nếu còn có gốc rễ thì để làm cây giống càng tốt.

Sau khi đã chuẩn bị xong hom thì bạn tiến hành cắt bỏ bớt phần đầu lá, tách bỏ bớt lớp vỏ ngoài để lộ phần gốc nên trong tầm 1 – 2 cm để cây nhanh ra rễ và lá mới.

Hom sả như vậy là có thể mang đi trồng trực tiếp được rồi. Tuy nhiên nếu muốn cây nhanh ra lá, rễ khỏe và khả năng sinh trưởng, phát triển tốt thì bạn nên đem hom ngâm vào nước 10 – 15 ngày đến khi hom ra rễ rồi đem đi trồng.


Chú ý với cách làm này thì bạn nên thay nước liên tục 2 – 3 ngày/ lần để cây không bị thối và để kích thích gốc cần ra rễ nhanh và đều thì nên pha thêm dung dịch kích thích ra rễ ngâm cùng trong vòng 2 – 3 giờ như N3M, Roots 2, Bimix Super Root…


c. Tiến hành trồng ngay thôi nào

Đầu tiên, để tạo độ ẩm cần thiết cho đất bạn nên tưới một lớp nước vừa phải và xới đất lên cho thật đều. Sau đó bạn tiến hành cho hom sả vào trồng, chậu nhỏ thì chỉ nên trồng duy nhất một bụi, 2 – 3 hom chụm lại trồng một hốc, còn đối với chậu lớn thì mỗi bụi phải cách nhau 30 – 40 cm.

Cuối cùng bạn nên tiến hành che phủ 5 – 7 ngày bằng rơm rạ, mụn dừa, trấu hun… Hoặc sử dụng lưới che nắng che lên trên và nhớ tưới nước để cây không bị héo do mất nhiều nước nha!


 4. Chăm sóc sả cây sum suê cả một vùng

 

a. Ánh sáng

Sả là một loài cây ưa sáng, có khả năng chịu nhiệt vô cùng cao, khi trồng trong bóng râm lá sả sẽ bị tong teo, không đều màu, chậm lớn. Do đó khi trồng bạn cần đặt cây nơi thoáng đãng, nhiều ánh sáng để cây có thể quang hợp, phát triển tốt và có thể cho những cây sả thơm ngon hữu dụng.


b. Chế độ nước tưới

Khác với các cây khác, sả cần ít nước hơn hẳn, đất sũng nước là điều kiện ít ưa thích nhất đối với loài cây này. Do đó bạn lúc đầu khi mới trồng thì bạn nên tưới cây thường xuyên 2 – 3 ngày một lần để rễ cây dễ dàng bám đất.

Sau đó vài tuần khi cây đã sinh trưởng ổn định bạn nên hạn chế tưới để tránh quá nhiều nước cây dễ bị nấm bệnh tấn công. Chỉ nên 4 – 5 ngày mới tưới cây một lần bằng cách tưới phun nhẹ nước lên lá và giữ cho đất ẩm nhẹ. Luôn để lớp đất mặt khô trước khi tưới.


 c. Hàm lượng dinh dưỡng

Sả là một loài cây dược liệu và gia vị, do đó để đảm bảo được dược tính vốn có cũng như hương vị tự nhiên thì chúng ta không nên bón các loại phân vô cơ cho cây mà thay vào đó có thể bổ sung dinh dưỡng bằng cách sau.

Sau khi trồng khoảng 7 – 10 ngày thì rau đã bắt đầu ra lá, rễ cũng tương đối ổn định. Lúc đó bạn có thể sử dụng các loại phân bón hữu đã qua xử lí như phân bò, phân gà Nhật, phân trùn quế, phân hữu cơ Bounce Back…

Đồng thời kết hợp cùng các loại phân bón lá hữu cơ hấp thụ nhanh chóng hơn như phân đạm cá, rong biển, phân bánh dầu dạng nước… bón định kì 1 tháng/ lần.

Chú ý: Sau khi bón phân phải tưới lại bằng nước sạch để đảm bảo cây không bị cháy lá, trước khi thu hoạch 1 tháng nên ngừng bón phân. Đồng thời cần quan sát mức độ sinh trưởng và màu sắc của lá mà có thể xác định số lần bón phân và điều chỉnh liều lượng phân bón tăng giảm sao cho phù hợp.


d. Sâu bệnh hại sả thường gặp

 

Bệnh gỉ sắt

Đây là một loại bệnh rất thường gặp ở sả do nấm Puccinia nakanishikii gây ra. Ban đầu vết bệnh chỉ là chấm nhỏ màu vàng, sau đó lớn dần tạo thành những ổ nổi có kích thước khoảng 1mm. Khi bệnh nặng sẽ thấy lấm tấm những u nhỏ cỡ hạt tấm trên mặt lá, bên trong chứa đầy chất bột màu nâu đỏ như màu gạch non.

Cách khắc phục bệnh này là bạn phải thường xuyên dọn cỏ, vệ sinh cho sả, tưới nước một cách hợp lí và có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm bệnh để phun xịt cho cây như Antracol, Ridomil Gold, Daconil, Coc85…


Rệp sáp

Loại rệp này có màu trắng và chúng thường sinh sống trên lá và ngọn non. Chúng hút chích nhựa cây, làm cây còi cọc sinh trưởng kém. Vì trồng tại nhà nên khi thấy rệp xuất hiện với tần số thấp thì bạn nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu từ sinh học như dịch tỏi, Neem Chito, dầu khoáng SK Enspray 99 EC, Bio – B, Radiant…

Chỉ khi chúng tấn công quá nhiều không thể kiểm soát thì bạn mới sử dụng các loại thuốc chuyên trị rệp sáp như Confidor 100SL, Stun 20SL…để phun cho cây.


5. Thu hoạch sả cây

 


Với cách trồng vô cùng tỉ mỉ như trên thì chỉ qua 3 – 4 tháng bỏ công trồng là bạn đã có thể thu hoạch để dùng dần được rồi đó. Khi thu hoạch bạn có thể dùng tay để nhổ hoặc cắt cả lá và bẹ để gốc lại cho cây phát triển tiếp.

Chưa dừng lại ở đó, trồng một lứa có thể cho thu hoạch quanh năm, vì vậy sau khi thu hoạch xong bạn nên tiếp tục thực hiện chế độ chăm sóc để cây có đủ khả năng phát triển vào những ngày sau.


Nguồn (Sưu tầm Nông nghiệp phố)



Nhận xét